Ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Bộ Công Thương có phát hành Công văn số 5380/BCT-XTTM về việc khôi phục chuỗi cung ứng xuất khẩu và đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sau Covid-19.

Nhằm giúp các doanh nghiệp tận dụng cơ hội trên thị trường xuất khẩu, khắc phục những ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19 và góp phần hồi phục kinh tế. Bộ Công Thương ban hành phục lục “Tiềm năng khai thác thị trường xuất khẩu hậu Covid-19 đối với một số ngành hàng nông, lâm, thuỷ sản chủ lực Việt Nam”. Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu các địa phương hiểu rõ, nắm các thông tin về thị trường tiềm năng xuất khẩu của một số nhóm nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào các khu vực thị trường cần tập trung khai thác, đặc biệt là các thị trường có FTA thời gian tới.

Các chứng chỉ/điều kiện xuất khẩu đối với các ngành hàng thủy sản, Gạo, Rau củ,…. vào các thị trường cụ thể như sau: 
1. Ngành thuỷ sản: 
• Hoa Kỳ
- Đăng ký chứng nhận FDA : bất cứ nhà xuất khẩu nào nếu muốn đưa sản phẩm (thực phẩm, đồ uống, dược phẩm) của mình vào Hoa Kỳ đều phải tuân thủ những quy định của Cục FDA và có được giấy chứng nhận FDA . 
- Tất cả sản phẩm khi nhập khẩu đều phải có giấy chứng nhận quốc tế ISO 9002 và HACCP.
- Tuân thủ Chương trình ghi nhãn nước xuất xứ, chương trình giám sát thủy sản nhập khẩu và mức giới hạn dư lượng tối đa cho phép về hóa chất trong thủy sản.
- Chương trình giám sát thủy sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ (SIMP): dành cho một số sản phẩm thủy sản nhất định, nêu rõ các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản bao gồm: các yêu cầu báo cáo và lưu trữ dữ liệu, hồ sơ cần thiết nhằm truy lại và ngăn chặn việc khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo uy định, mô tả sai lệch về sản phẩm nhập vào thị trường Hoa Kỳ. 
• Trung Quốc
- Giấy phép nhập khẩu: Hàng hóa khi nhập khẩu vào Trung Quốc cần xin giấy phép nhập khẩu. Đơn đăng ký hoặc xin cấp phép nhập khẩu thường được gửi đến Bộ Thương mại hoặc các đơn vị địa phương có thẩm quyền.
- Chứng thư/giấy chứng nhận kiểm dịch phải do cơ quan chủ quản kiểm dịch của Việt Nam cấp và được bên bán/xuất khẩu làm các thủ tục kiểm dịch trước khi ký hợp đồng/thỏa thuận thương mại với bên mua/bên nhập khẩu.
- Tất cả các sản phẩm cá nuôi hoặc đánh bắt từ biển (từ hải sản ướp đá), đều phải lấy từ các công xưởng có đăng ký doanh nghiệp Việt Nam, khi khai báo hải quan phải xuất trình chứng thư về thủy sản do cơ uan chức năng Việt Nam cấp. 
- Giấy chứng nhận kiểm dịch do nước xuất khẩu cấp.
• Nhật Bản
- Quy định chất lượng thương mại và ghi nhãn mác: Nhật Bản đòi hỏi sản phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các uy định trong Luật vệ sinh Thực phẩm, Luật tiêu chuẩn Nông nghiệp của Nhật Bản và Luật đo lường.
- Quy định về an toàn thực phẩm: tuân thủ các mức dư lượng này theo Luật Vệ sinh Thực phẩm.
- Trước khi hàng đến, các nhà xuất khẩu phải thông báo cho các trạm kiểm dịch tại địa điểm nhập khẩu biết thông qua hệ thống điện tử do Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội quản lý.
- Chứng nhận Nông sản xuất khẩu: chứng nhận về môi trường, chứng nhận ISO 14001, chứng nhận về xã hội (FairTrade, SA 8000).
2. Mặt hàng Gạo: 
• Hoa Kỳ
- Đăng ký chứng nhận FDA : bất cứ nhà xuất khẩu nào nếu muốn đưa sản phẩm (thực phẩm, đồ uống, dược phẩm) của minh vào Hoa Kỳ đều phải tuân thủ những uy định của Cục FDA và có được giấy chứng nhận FDA . 
- Tất cả sản phẩm khi nhập khẩu đều phải có giấy chứng nhận quốc tế ISO 9002 và HACCP.
- Các quy định về SPS, an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch động thực vật được ban hành, giám sát và thực thi bởi các cơ quan khác nhau. Cụ thể: (i) Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) chịu trách nhiệm cho hầu hết các giám sát An toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền của Đạo luật Thực phẩm, (ii) Cơ quan kiểm dịch và An toàn thực phẩm Hoa Kỳ (FSIS) có trách nhiệm đảm bảo rằng thịt, gia cầm và sản phẩm trứng được an toàn, lành mạnh, và nhãn chính xác; (iii) Bộ Nông nghiệp (USDA) có trách nhiệm kiểm tra sự an toàn của thịt và trứng, cũng như động vật và thực vật kiểm soát sâu bệnh, bao gồm cả kiểm tra kiểm dịch thực vật và động vật và dịch hại cây trồng; (iv) Cơ Quan Bảo Vệ Môi trường (EPA) có trách nhiệm quản lý thuốc trừ sâu, bao gồm đăng ký thuốc trừ sâu và sử dụng các thiết lập tương ứng với tiêu chuẩn. 
- Quy định về nhãn hàng hóa: việc ghi nhãn sản phẩm là một việc quan trọng và được uy định chặt chẽ bởi pháp luật. 
- Truy xuất nguồn gốc: Chương trình ghi nhãn nước xuất xứ (COOL) yêu cầu tên nước xuất xứ phải được ghi rõ trên nhãn của sản phẩm đối với một số mặt hàng nông sản.
• Trung Quốc
- Giấy phép nhập khẩu: Hàng hóa khi nhập khẩu vào Trung Quốc cần xin giấy phép nhập khẩu. Đơn đăng ký hoặc xin cấp phép nhập khẩu thường được gửi đến Bộ Thương mại hoặc các đơn vị địa phương có thẩm quyền. 
- Chứng thư/giấy chứng nhận kiểm dịch phải do cơ quan chủ quản kiểm dịch của Việt Nam cấp và được bên bán/ xuất khẩu làm các thủ tục kiểm dịch trước khi ký hợp đồng/thỏa thuận thương mại với bên mua/ bên nhập khẩu.
• EU
- Khi doanh nghiệp xuất khẩu gạo thơm vào EU, để được miễn thuế nhập khẩu của EU theo hạn ngạch, phải có chứng nhận đúng chủng loại được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
- EU quy định khắt khe đối với chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, bắt buộc cung cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ khi làm thủ tục hải quan. 
- Từ tháng 1/2018 Ủy ban Châu Âu (EC) quy định mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật cho phép trong gạo NK 0,01mg/kg.
- Một số chứng chỉ theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như: CPP, HALAL hay BRC nhằm đảm bảo khả năng cung ứng các sản phẩm phù hợp với thị hiếu và yêu cầu khó tính của các thị trường tiêu dùng cao cấp như EU.
3. Mặt hàng rau quả:
• Trung Quốc
Chứng chỉ/điều kiện xuất khẩu: Thị trường Trung Quốc hiện nay đòi hỏi rất cao về chất lượng, mẫu mã, bao bì , quy cách đóng gói, đặc biệt là Trung Quốc rất chú trọng mã số vùng trồng. Yêu cầu này bắt buộc đối với hàng hóa của tất cả các quốc gia.  
• Nhật  bản
- Theo các quy định của Nhật Bản, các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm rau quả được yêu cầu rất cao, đòi hỏi về tiêu chuẩn chất lượng và dư lượng hóa chất nông nghiệp theo Luật Vệ Sinh Thực Phẩm. 
- Các mặt hàng khi đến thị trường Nhật Bản không thể thiếu bởi người 
- Nhật đưa ra 5 yếu tố (5S) gần như đã thành uy chuẩn gồm: sạch sẽ, sàng lọc, cắt bỏ những thứ không cần thiết, môi trường trong sạch và để đồ đạc ngăn nắp.
- Quy định chất lượng thương mại và ghi nhãn mác: Nhật Bản đòi hỏi sản phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các uy định trong Luật vệ sinh Thực phẩm, Luật tiêu chuẩn Nông Nghiệp của Nhật Bản và Luật đo lường.  
- Chứng nhận nông sản xuất khẩu: chứng nhận về môi trường, chứng nhận ISO 14001, chứng nhận về xã hội (FairTrade, chứng nhận SA 8000) .
• EU
Chứng chỉ/điều kiện xuất khẩu: Hàng hóa xuất khẩu cơ bản phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Quy định về an toàn thực phẩm
- Đáp ứng uy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật/thuốc trừ sâu tối đa trong sản phẩm.
- Truy xuất nguồn gốc xuất xứ: Giấy chứng nhận HACCP cùng với việc áp dụng thực hành vệ sinh tốt (GHPs) và thực hành nông nghiệp tốt (GAPs). Đây là những tiêu chuẩn tự nguyện nhưng hiện nay đang được các nước EU áp dụng như tiêu chuẩn bắt buộc đối với các sản phẩm nhập khẩu. 
- Quy định kiểm dịch động thực vật: Giấy chứng nhận kiểm dịch thực phẩm của Cơ quan Giám định thực phẩm có thẩm quyền của nước sản xuất để đảm bảo không bị côn trùng và bệnh tật. 
- Quy định về chất lượng thương mại và nhãn mác: Phần lớn các quy định thông thường đều tập trung đến phẩm chất, kích thước, trọng lượng và ghi nhãn bao bì . Quy định ghi nhãn mác yêu cầu các thông tin như: Nước xuất xứ, tên sản phẩm, chủng loại và số lượng. Những yêu cầu liên quan đến chất lượng thương mại là chủng loại, màu sắc, thời hạn sử dụng, hư hỏng bên ngoài và hình dạng của sản phẩm. 
- Các quy định về hệ thống quản lý tại đơn vị sản xuất như chứng nhận ISO 14001, hệ thống kiểm toán và quản lý sinh thái (EMAS), chứng nhận SA8000 cũng là điều kiện cần thiết để xuất khẩu sang thị trường EU. 
- Ngoài ra, EU còn ngày càng quan tâm đến các tiêu chuẩn phát triển bền vững, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp điển hình như môi trường và lao động.
- Sản phẩm hữu cơ: Riêng đối với nông sản xuất khẩu cần thêm chứng nhận về nông nghiệp hữu cơ đối với đơn hàng hữu cơ.
Khuyến nghị những hình thức Xúc tiến xuất khẩu phù hợp đối với ngành hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp và đề xuất của các hiệp hội ngành hàng, Bộ Công Thương định hướng một số hình thức xúc tiến thương mại đối với ngành hàng như sau: 
Thủy sản: Tăng cường hoạt động tuyên truyền quảng bá xây dựng và giữ vững hình ảnh và uy tín xuất khẩu tại các thị trường truyền thống như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản...; tiếp tục tiếp cận các kênh phân phối quốc tế thông qua việc lựa chọn tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành có uy tín của khu vực thị trường; tổ chức tuần hàng và trưng bày sản phẩm tại các hệ thống siêu thị nước ngoài; đẩy mạnh tiếp cận khách hàng thông qua các kênh thương mại điện tử đối với các thị trường phát triển; tổ chức các hoạt động kết nối giao thương, tìm hiểu khách hàng đối với thị trường mới.
Gạo: Đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu gạo tại các thị trường tiềm năng; triển khai các hoạt động giới thiệu, biểu diễn sản phẩm tại các sự kiện XTTM ngành thực phẩm, văn hóa ẩm thực quốc tế; tổ chức các đoàn giao thương xúc tiến xuất khẩu tại các thị trường tiềm năng; tổ chức hội nghị quốc tế về gạo, mời các nhà nhập khẩu vào Việt Nam mua hàng.
Rau quả: Lựa chọn và tham gia quảng bá tại các sự kiện XTTM, hội chợ triển lãm chuyên ngành rau quả lớn tại các khu vực thị trường, tăng cường quảng bá chất lượng và tính đa dạng về sản phẩm rau quả chế biến mới; đầu tư thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm, từng ước tạo nhu cầu về sản phẩm rau quả, trái cây của Việt Nam đối với người tiêu dùng trên thị trường mục tiêu, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại kết hợp xúc tiến đầu tư chế biến công nghệ cao. 
(Đính kèm Công văn số 6802/VPCP-KTTH của Văn Phòng Chính Phủ và 5380/BCT-XTTM của Bộ Công Thương và phụ lục thị trường xuất khẩu).
Tài liệu tham khảo:
1. Thông tin cụ thể về các quy định, tiêu chuẩn của EU đối với từng ngành hàng đề nghị tham khảo thêm tại Bộ tài liệu 09 ngành hàng hướng dẫn doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU đã được Vụ Thị trường châu Âu - châu Hoa Kỳ
phát hành năm 2020 (https://goglobal.moit.gov.vn/vi/phat-hanh-bo-tai-lieuthong-tin-9-nganh-hang-xuat-khau-chu-luc-va-tiem-nang-sang-thi-truongeu.html)
2. “Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc” do Cục XTTM (Bộ Công Thương) biên soạn và phát hành năm 2020. 
Mã QR để tải xuống:

3. “Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Canada trong điều kiện thực thi hiệp định CPTPP” do Cục XTTM (Bộ Công Thương) biên soạn và phát hành năm 2020.
Đường link và Mã QR để tải xuống: https://online. flipbuilder.com/gqon/ilfb/

 
 

Tin: Nguyễn Văn Mười – Trung tâm Khuyến công vàXTTM

 

 

 

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 15
  • Hôm nay: 100
  • Trong tuần: 16 027
  • Tất cả: 2862457