Xác định được hai quần thể tế bào thần kinh liên quan đến các triệu chứng của bệnh Parkinson
Lượt xem: 2138
Bệnh Parkinson là một rối loạn thoái hóa thần kinh tiến triển, biểu hiện qua một loạt các triệu chứng liên quan đến vận động và không vận động, bao gồm run và cứng các chi, cũng như khó khăn trong việc duy trì thăng bằng và phối hợp, đi lại và nói chuyện. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng này thường tiến triển nhanh và ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Việc chẩn đoán bệnh Parkinson ở giai đoạn đầu có thể rất khó khăn, vì các triệu chứng rõ ràng nhất, ảnh hưởng đến cử động của bệnh nhân, thường bắt đầu biểu hiện ở giai đoạn sau của bệnh. Để đưa ra các công cụ chẩn đoán mới và các chiến lược điều trị hiệu quả hơn, các nhà khoa học thần kinh đã cố gắng tìm hiểu sâu hơn về cơ sở thần kinh của các triệu chứng riêng lẻ của bệnh.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng những suy giảm liên quan đến bệnh Parkinson có thể liên quan đến những thay đổi tiến triển ở hạch nền (basal ganglia), một khu vực của não điều chỉnh một số chức năng vận động và nhận thức. Tuy nhiên, tổ chức và chức năng của các mạch hạch nền khác nhau vẫn chưa được hiểu rõ.

 

 Các nhà nghiên cứu tại Đại học California ở San Diego gần đây đã bắt đầu điều tra vai trò chức năng của các quần thể tế bào thần kinh biểu hiện parvalbumin khác nhau trong globus pallidus bên ngoài (GPe-PV), một vùng não nhỏ là một phần của hạch nền. Bài báo của họ, được xuất bản trên Nature Neuroscience, làm sáng tỏ những đóng góp của các quần thể tế bào thần kinh này đối với các hành vi khác nhau liên quan đến bệnh Parkinson.

 

Trao đổi với Medical Xpress, Byung Kook Lim, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết: “Việc chẩn đoán sớm bệnh Parkinson có thể rất khó khăn. Điều này chủ yếu là do tập trung chủ yếu vào các triệu chứng vận động của bệnh hơn là vào các triệu chứng không vận động, thường xảy ra ở giai đoạn trước của bệnh Parkinson. Nghiên cứu của chúng tôi xác định những thay đổi khác nhau bên trong các vùng não liên quan đến các triệu chứng vận động và không vận động khác nhau của bệnh Parkinson, biểu hiện trong suốt quá trình tiến triển của bệnh”.

 

Để kiểm tra nền tảng thần kinh của các hành vi không vận động tương đồng với những hành vi quan sát được ở các bệnh nhân mắc bệnh Parkinson, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra những con chuột đang hoàn tất nhiệm vụ học tập ngược (reversal learning task). Nhiệm vụ này được thiết kế đặc biệt để đánh giá và đo lường tính linh hoạt của nhận thức (nghĩa là khả năng chuyển đổi giữa suy nghĩ về những điều khác nhau hoặc suy nghĩ về một số khái niệm một cách đồng thời xảy ra cùng một lúc).

 

Lim giải thích: “Nhận thức kém linh hoạt là một trong những triệu chứng không vận động chính của bệnh Parkinson. Khi sử dụng phương pháp đo quang sợi tiên tiến để đo hoạt động của các phép chiếu cụ thể và thao tác di truyền quang / di truyền học của mạch này, chúng tôi đã xác định được về mặt giải phẫu và chức năng các quần thể tế bào thần kinh biểu hiện của protein parvalbumin riêng biệt trong cầu nhạt bên ngoài (globus pallidus) và quan sát thấy sự đóng góp của chúng đối với các hành vi khác nhau liên quan đến bệnh Parkison”.

 

Lim và các đồng nghiệp của ông phát hiện ra rằng việc thao tác điều khiển các tế bào thần kinh phóng ra từ substantia nigra pars reticulata (SNr) ở bên ngoài globus pallidus làm giảm tình trạng “thâm hụt” vận động của chuột, trong khi thao tác các tế bào thần kinh phóng ra từ parafascicular thamalus (PF)-projecting neurons sẽ cải thiện hiệu suất của chúng trong nhiệm vụ học tập đảo ngược. Những phát hiện này nhấn mạnh vai trò quan trọng mà hai quần thể tế bào thần kinh GPe-PV này trong quá trình tiến triển các triệu chứng vận động và không vận động của bệnh Parkison.

 

Phát hiện này của nhóm nghiên cứu cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu sự thích nghi của từng mạch cụ thể ở các giai đoạn khác nhau của bệnh Parkinson để khám phá ra từng giai đoạn cụ thể và các phương pháp điều trị cụ thể theo triệu chứng để có thể trì hoãn sự tiến triển của bệnh.

 

Trong tương lai, các kết quả của nghiên cứu mới này có thể giúp phát triển các chiến lược để chẩn đoán hoặc điều trị các triệu chứng khác nhau của bệnh Parkinson ở các giai đoạn tiến triển khác nhau của bệnh đạt hiệu quả cao hơn.

 

Trong các nghiên cứu tiếp theo của họ, Lim và các đồng nghiệp của ông dự định sẽ xem xét các vai trò của các mạch não khác liên quan đến sự phát triển các rối loạn theo thời gian để hiểu rõ hơn về các cơ chế thần kinh cơ bản của nó.

Nguồn: https://www.vista.gov.vn/


Thống kê truy cập
  • Đang online: 26
  • Hôm nay: 1807
  • Trong tuần: 19 847
  • Tất cả: 4389433