XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT LƯƠN GIỐNG (Monopterus Albus) BẰNG PHƯƠNG PHÁP BÁN NHÂN TẠO TẠI TỈNH TRÀ VINH
Lượt xem: 2013
Lươn đồng có tên khoa học là Monopterus albus (Zuiew, 1793), thịt lươn là một vị thuốc hay, đồng thời là một loại thực phẩm đặc sản hảo hạng với hàm lượng dinh dưỡng rất cao, mùi vị thơm ngon và cũng là loài có giá trị kinh tế cao (Ngô Trọng Lư, 2003; Dương Tấn Lộc, 2004). Nhu cầu về lươn luôn rất cao kể cả trong và ngoài nước. Việc khai thác quá mức nguồn lươn tự nhiên làm cho loài này ngày càng cạn kiệt, nhưng vẫn không đủ đáp ứng (Ngô Trọng Lư, 2003).

Ảnh: Lươn giống cỡ 500 con/kg tại cở sở sản xuất giống tỉnh Tiền Giang

Lươn đồng là một đối tượng nuôi nước ngọt đang được chú ý để phát triển nhằm góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng và Trà Vinh nói chung, trong năm 2020 phong trào nuôi lươn đồng thương phẩm đã phát triển mạnh ở các huyện Cầu Ngang, Càng Long, Cầu Kè, Châu Thành và Tp. Trà Vinh. Riêng huyện Cầu Ngang năm 2020 đã xây dựng mô hình nuôi lươn thương phẩm từ nguồn kinh phí  chương trình ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông thôn mới cho 19 hộ nuôi với qui mô khoảng 20.000 lươn giống; Định hướng trong năm 2021 huyện sẽ cung ứng khoảng 2 triệu con giống để nuôi thương phẩm. Tuy nhiên, nguồn giống lươn cung cấp hiện nay chủ yếu dựa vào đánh bắt tự nhiên bằng nhiều phương pháp như: xúc mô, đặt vớn, mồi thuốc… và được cung cấp từ các tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Hậu Giang, Đồng Tháp nên chưa đảm bảo về chất lượng con giống, tỷ lệ lươn giống các hộ dân đem về nuôi còn xảy ra nhiều tình trạng chết lúc nuôi từ 7-10 ngày sau khi nhận con giống. Để phát triển đối tượng này việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo là rất cần thiết. Trong những năm qua nhiều nơi trong nước đã cho sinh sản lươn giống thành công, đã chủ động hơn phần nào về số lượng và chất lượng con giống. Tuy nhiên đối với tỉnh Trà Vinh các cơ sở sản xuất nhân tạo lươn giống vẫn còn rất hạn chế trong khi đó nhu cầu con giống của bà con ngày càng cao.  Trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất đề tài xây dựng mô hình sản xuất lươn giống (Monopterus Albus) bằng phương pháp bán nhân tạo tại tỉnh Trà Vinh. Mô hình sản xuất giống lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo thành công, mở ra hướng đi mới khả quan cho bà con nuôi lươn trong địa bàn tỉnh, góp phần đa dạng đối tượng nuôi thủy đặc sản và tạo điều kiện cho người nuôi thủy sản có nhiều phương án chọn lựa, tránh tình trạng tập trung vào một vài đối tượng nhưng đầu ra không ổn định như hiện nay. Trước tình khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp, dịch bệnh trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng ngày càng tăng và kéo dài gây thiệt hại cho người nuôi. Để phát triển kinh tế tăng thu nhập cho gia đình, nhiều hộ nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Cầu Ngang, Châu Thành, Tiểu Cần trước đây nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, cá lóc,… đã chuyển đổi đối tượng sang nuôi lươn đồng; lươn đồng tuy thời gian nuôi kéo dài (8-12 tháng) nhưng hiệu quả kinh tế tương đối cao, lợi nhuận đạt trên 50% so với vốn đầu tư. Mục tiêu chung của đề tài: Ứng dụng qui trình kỹ thuật sản xuất giống lươn đồng bán nhân tạo để sản xuất con giống chất lượng cung cấp cho nhu cầu nuôi lươn thương phẩm tại tỉnh Trà Vinh. Với các mục tiêu cụ thể là: - Xây dựng được một mô hình sản xuất lươn giống bán nhân tạo đạt tỷ lệ thành thục của lươn bố mẹ ≥ 90% ; Tỷ lệ sống lươn bố mẹ ≥ 90%, Tỷ lệ đẻ đạt trên 80%, sức sinh sản trung bình 200 – 300 trứng/ tổ đẻ; Tỷ lệ thụ tinh 85%, tỷ lệ nở 80%. - Tỷ lệ sống đến cỡ giống (3g/con 330con/kg) ≥ 70%, công suất đạt 50.000 con giống/mô hình. Theo đó đề tài triển khai thực hiện với 4 nội dung như sau: Nội dung 1: Xây dựng 01 mô hình (200 m2/ mô hình) thực nghiệm sản xuất lươn giống tại Trại giống thủy sản nước ngọt Cầu Kè, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ.           Nội dung 2: Đánh giá hiệu quả kinh tế (kỹ thuật) của mô hình thực nghiệm sản xuất Nội dung 3: Tổ chức tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất lươn giống (01 lớp, quy mô 30 người/lớp) Nội dung 4: Tổ chức hội thảo phổ biến kết quả mô hình (quy mô 40 người/cuộc).

Hiện nay tại tỉnh Trà Vinh mô hình sản xuất giống nhân tạo từ khâu nuôi vỗ bố mẹ đến khi sinh sản rất ít (chưa được 2 cơ sở), một số cơ sở nhỏ lẻ chủ yếu mua con giống từ trại giống các tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp nên chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu con giống để cung cấp cho người dân trong tỉnh sản xuất. Hơn nữa Trung tâm có đối tác là trại nuôi lươn thương phẩm ở Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh hằng năm có nhu cầu thu mua vài trăm ngàn lươn giống nhân tạo để nuôi lươn thương phẩm xuất khẩu, Cơ sở Thảo Ngon ở xã Vinh Kim, huyện Cầu Ngang nhu cầu trên 2 triệu lươn bột để ương lươn giống cung cấp cho bà con. Đây là thị trường khá ổn định mà Trung tâm tiến tới hợp tác sản xuất lâu dài, ổn định và phát triển thêm quy mô sau khi kết thúc đề tài.

Bích Liên


Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 26
  • Trong tuần: 1 782
  • Tất cả: 4408639