Xây dựng mô hình nuôi lươn (Monopterus albus Zuiew, 1793) không bùn trong bể composite tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh
Lượt xem: 2090
Ngày 17/6/2021, Ủy ban nhân dân huyện Cầu Kè ban hành Quyết định số 1544/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề tài “ Xây dựng mô hình nuôi lươn không bùn trong bể composit và nuôi khảo nghiệm trong thùng nhựa ”, KS. Nguyễn Thanh Tuấn là chủ nhiệm dự án, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ chủ trì.

                                       Ảnh: Ương lươn giống

Trước tình khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp, dịch bệnh trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng ngày càng tăng và kéo dài gây thiệt hại cho người nuôi. Để phát triển kinh tế tăng thu nhập cho gia đình, nhiều hộ nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Cầu Ngang, Châu Thành, Tiểu Cần trước đây nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, cá lóc,… đã chuyển đổi đối tượng sang nuôi lươn đồng; lươn đồng tuy thời gian nuôi kéo dài (8-12 tháng) nhưng hiệu quả kinh tế tương đối cao, lợi nhuận đạt trên 50% so với vốn đầu tư. 

 Phong trào nuôi lươn đồng trên địa bàn huyện Cầu Kè đang có bước phát triển, tuy nhiên việc nuôi lươn chỉ mang tính tự phát, chưa có qui trình kỹ thuật nuôi chuẩn phù hợp với điều kiện khí hậu của huyện để khuyến cáo người nuôi. Việc nuôi lươn không bùn trên địa bàn huyện cần được ứng dụng và khảo nghiệm mô hình nuôi mới mang lại hiệu quả cao hơn. Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ chủ trì thực hiện dự án “Xây dựng mô hình nuôi lươn không bùn trong bể composit và nuôi khảo nghiệm trong thùng nhựa”, KS. Nguyễn Thanh Tuấn làm chủ nhiệm.

Đề tài bố trí xây dựng 03 mô hình nuôi lươn thương phẩm trong bể composite với quy mô 3bể/mô hình, thể tích mỗi bể 1m3 03 mô hình nuôi lươn thương phẩm trong thùng nhựa tại huyện Cầu Kè với quy mô 20 thùng 30 lít /mô hình, mỗi thùng bố trí 50 con, cỡ lươn 40-50 con/kg. 

Nuôi lươn theo cách truyền thống từ khi thả con giống đến khi thu hoạch là 12 tháng. Nuôi không bùn thì chỉ mất 6 - 8 tháng là xuất bán, giúp người nuôi tiết kiệm tiền chi phí thức ăn, thuốc thú y, phù hợp cho nhu cầu tiêu thụ lươn sạch, hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần. Đầu tư mô hình nuôi lươn không bùn vừa không chiếm nhiều diện tích, vừa tận dụng được lợi thế sẵn có tại địa phương, đặc biệt là nguồn nước và nguồn thức ăn cho lươn. Áp dụng mô hình nuôi lươn không bùn có nhiều ưu điểm nổi trội như: tiết kiệm tối đa diện tích nuôi, hạn chế thức ăn dư thừa, dễ phát hiện các loại bệnh, màu sắc lươn bắt mắt, dễ tiêu thụ trên thương trường. 

Đây là đề tài cần thiết và cấp bách phải thực hiện để có được qui trình nuôi chuẩn, phù hợp điều kiện khí hậu tại Cầu Kè, từ đó khuyến cáo cho người nuôi để phát triển kinh tế hộ gia đình và góp phần phát triển kinh tế chung của huyện nhà.

Bích Liên – TTTT&ƯD


Thống kê truy cập
  • Đang online: 31
  • Hôm nay: 1193
  • Trong tuần: 19 233
  • Tất cả: 4388819