SỬ DỤNG NƯỚC SAU BIOGAS NUÔI CÁ SẠC RÀN TRONG MƯƠNG VƯỜN DỪA QUY MÔ NÔNG HỘ
Lượt xem: 1659
Mô hình khí sinh học ( túi biogas) đã và đang được áp dụng rộng rãi ở các nông hộ chăn nuôi heo trong vùng ĐBSCL đã góp phần cải thiện thu nhập và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nước sau biogas vẫn còn hàm lượng đạm và lấn vượt quy chuẩn xả thải ra thủy vực tiếp nhận, có nguy cơ gây o nhiễm môi trường nước mặt. Do vậy nghiên cứu sử dụng nước sau biogas nuôi cá sạc rằn trong mương vườn dừa đã được thực hiện là thực sự cần thiết. 

Đề tài đã được triển khai tại huyện Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre với hộ chăn nuôi có quy mô từ 15-60 con. Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng nước sau biogas nuôi cá sạc rằn không bổ sung thức ăn công nghiệp, cá vẫn sinh trưởng và phát triển với trọng lượng tương đương với cá nuôi với thức ăn công nghiệp. Các chỉ tiêu trong nước ao nuôi cá như pH, COD, TSS và TKN đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam vè nước thải chăn nuôi (QCVN 62-MT; 2016/BTNMT). Mương vườn dừa cung cấp cho ao nuôi cá có các chỉ tiêu như pH, COD, TSS và TKN đạt QCVN 62-MT; 2016/BTNMT. Nhân rộng mô hình biogas – cá sạc rằn cho hộ chăn nuôi có sẵn mường vườn với diện tích mặt nước dao động từ 100-500 m2 để tăng thu nhập và bảo vệ môi trường. Cần nghiên cứu sử dụng nước thải biogas để nuôi cá với diện tích mương vườn nhỏ hơn 100m2, đây là diện tích phổ biến trên địa bàn huyên Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung.

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015 ước tính mỗi năm có khoảng 47 triệu tấn chất thải chăn nuôi được thải ra môi trường, trong đó khoảng 40-50% lượng chất thải này được xử lý, phần còn lại được thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận như ao, kênh, rạch và ra song; gây ra ô nhiễm môi trường tại chỗ và lân cận bởi mùi của phân heo, phân heo bị phân hủy và lan truyền dịch bệnh (1). Việc sản xuất thân thiện với môi trường và tận dụng nguồn thải từ nông nghiệp là một giải pháp ngày càng được quan tâm áp dụng ở nhiều địa phương. Sử dụng túi ủ biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi đã giải quyết được vấn đề môi trường và cải thiện sinh kế cho nông hộ (2)(3). Tuy nhiên, nước sau biogas (nước thải biogas) có hàm lượng chất lượng hữu cơ, đạm và lân vượt ngưỡng cho phép được thải ra thủy vực tiếp nhận, nếu xả thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận có thể gây ra nhiều vấn đề không mong muốn về môi trường (4). Tận dụng các dưỡng chất trong nước sau biogas cho sự phát triển năng suất sinh học sơ cấp trong ao nuôi thủy sản ở quy mô nông hộ đã góp phần hạn chế gây ô nhiễm cho nguồn tiếp nhận (5)(6). Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), hộ chăn nuôi đã và đang sử dụng túi hay hầm ủ biogas để xử lý chất thải đã góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, cải thiện thu nhập nông hộ và phát triển bền vững ở vùng nông thôn ĐBSCL (7). Sử dụng nước sau biogas nuôi cá sạc rằn là biện pháp phát triển sinh kế nông hộ bền vững là do giảm được chất ô nhiễm thải ra môi trường lại tăng thêm thu nhập cho nông hộ (5)(6). Từ các vấn đề vừa đề cập, nghiên cứu hiệu quả môi trường và kinh tế của mô hình biogas kết hợp nuôi cá sạc rằn đã được thực hiện nhằm xác định được tính khả thi của mô hình trong điều kiện mương vườn trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre./.

Trần Văn Út Tám


Thống kê truy cập
  • Đang online: 22
  • Hôm nay: 944
  • Trong tuần: 18 984
  • Tất cả: 4388570