Triển khai thực hiện Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 25/5/2021 của Bộ Công Thương

Ảnh minh hoạ: Hoạt động tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ hàng hoá nông sản, trái cây chủ lực
(Nguồn: Bộ công thương)

Ngày 25/5, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 08/ CT - BCT về việc tạo điều kiện thuận lợi trong lưu thông và tăng cường hỗ trợ tiêu thụ tại thị trường trong nước các sản phẩm nông sản của các địa phương có sản lượng nông sản lớn, sản xuất tập trung trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp khẩn trương thực hiện các công việc sau:

Đối với Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương

- Đầu mối, phối hợp các đơn vị của Bộ chỉ đạo, hỗ trợ hệ thống phân phối (truyền thống và hiện đại), đề xuât các giải pháp lưu thông hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm nông sản sắp vào vụ thu hoạch; tăng cường hỗ trợ các hoạt động thương mại điện tử, kịp thời đề xuất các biện pháp xử lý các bất ổn thị trường,   tăng lượng tiêu thụ nông sản an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh trong hệ thống từ 2 lần trở lên so với năm cao nhất.

- Đầu mối chủ trì chỉ đạo, đôn đốc hướng dẫn các địa phương khẩn trương thực hiện quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09 tháng 2 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025 định hướng đếm năm 2030”. 

- Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tại các địa phương tập trung triển khai các kế hoạch kiểm tra, giám sát thị trường, kế hoạch cao điểm; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, các hành vi đầu cơ, găm hàng và lợi dụng dịch bệnh để thu lợi bất chính; kinh doanh hàng nông sản nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và các hành vi gian lận thương mại khác. Đặc biệt, chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát các giao dịch thương mại trên môi trường trực tuyến. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các mặt hàng nông sản (sản xuất trong nước và nhập khẩu) trên thị trường. 

Đối với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 

- Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 12 tháng 5 năm 2021 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và Công điện số 2734/BCT-KH ngày 17 tháng 5 năm 2020 về việc tăng cường thực hiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19. 

- Đầu mối chủ trì, phối hợp các sở, ngành hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa. Đặc biệt phải có hướng dẫn việc thu mua, tiêu thụ hàng hóa, nông sản của vùng đang có dịch nhằm đảm bảo hàng hóa thiết yếu, nông sản an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm được lưu thông thông suốt, kịp thời phục vụ người tiêu dùng cả trong điều kiện bình thường hay giãn cách, cách ly xã hội; tạo điều kiện thuận lộ nhất và đề xuất các giải pháp ưu tiên, các giải pháp tháo gở khó khăn, vướng mắc để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối trên địa bàn chủ động và tăng khả năng tiêu thụ các mặt hàng nông sản của các địa phương từ hai lần trở lên so với năm 2020. 

Phối hợp các sở, ngành rà soát, tổng hợp khả năng dự trữ của các kho cấp đông, trữ lạnh, bảo quản, nông sản, thủy sản và các mặt hàng thiết yếu của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối trên địa bàn để sẵn sàng sử dụng hoặc huy động hỗ trợ các địa phương khác khi cần thiết; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thị trường đối với các lĩnh vực về giá, chất lượng sản phẩm, các quy định về an toàn thực phẩm, các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật trên địa bàn; thông tin đầy đủ và kịp thời về thị trường, giá cả, các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy tiêu thụ nông sản của nhà nước, thông tin các điểm bán hàng bình ổn và thực phẩm an toàn cho người dân địa phương; kiểm soát các thông tin thất thiệt có thể gây bất ổn thị trường. 

Đối với Các Hiệp hội ngành hàng 

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương chỉ đạo các thành viên Hiệp hội tăng khả năng tiêu thụ các mặt hàng nông sản của các địa phương, chủ động tổng hợp, đề xuất các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp phân phối ứng phó kịp thời với những biến động bất thường để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. 

- Chỉ đạo, vận động các thành viên Hiệp hội mở thêm các điểm bán hàng cố định và lưu động (theo đúng quy định của pháp luật) tại các khu công nghiệp, khu đông dân cư (quận, huyện, phường, xã, thị trấn, thị tứ…) để mở rộng thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản, kịp thời phục vụ người tiêu dùng cả trong điều kiện bình thường hay giãn cách, cách ly xã hội. 

- Chỉ đạo các thành viên Hiệp hội tăng cường thực hiện các phương thức bán hàng trên môi trường số (thương mại điện tử, đi chợ hộ…), để phục vụ tối đa nhu cầu nhân dân trong điều kiện dịch bệnh (phải thực hiện giãn cách, cách ly xã hội). 


Tin: Kim Thanh Ri – Trung tâm Khuyến công và XTTM

Nguồn: Bộ Công thương 

 

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 13
  • Hôm nay: 91
  • Trong tuần: 1 640
  • Tất cả: 2882371