Ngành Công thương 70 năm hình thành và phát triển

Ảnh minh họa

Lịch sử hình thành ngành công thương Việt Nam đến nay đã 70 năm, kề từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/5/1951, để quyết định đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công Thương. Ngày 31/7/2007 Quốc hội Khóa XII thông qua Nghị quyết số 01/2007/QH12 hợp nhất Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại thành Bộ Công Thương, ngày 02 tháng 10 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1418/QĐ-TTg lấy ngày 14 tháng 5 hàng năm là ngày truyền thống của Ngành Công Thương Việt Nam. Trải qua 70 năm phấn đấu không ngừng, nhiều thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, lao động Ngành Công thương Việt Nam đã thực hiện hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trong công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, ngành công thương đã thực hiện nhiều phong trào như “Chắc tay súng, vững tay búa”, “Vải không thiếu một phân, quân không thiếu một người”, “Giữ dòng điện như giữ mạch máu”,... cán bộ, công chức, viên chức, lao động Ngành Công thương Việt Nam vừa dũng cảm trong chiến đấu, vừa hăng hái thi đua trong lao động, sản xuất, hoàn thành xuất sắc 02 nhiệm vụ chính được giao, đó là: Xây dựng cơ sở vật chất cho xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và phục vụ cho chiến trường miền Nam chống Mỹ cứu nước. Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến”, “Tất cả vì thống nhất Tổ quốc”, các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp đã sản xuất xuyên suốt ngày đêm không ngừng, để đảm bảo phục vụ cho tiền tuyến; ngành thương mại thực hiện tốt vai trò mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán, để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, chiến đấu và phục vụ đời sống của nhân dân. Trong lao động, sản xuất và chiến đấu, nhiều đồng chí cán bộ, công chức, viên chức, lao động của ngành công thương Việt Nam đã anh dũng hy sinh cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta làm nên thắng lợi lịch sử vĩ đại năm 1975, thống nhất đất nước. Trãi qua hơn 35 năm kể từ khi Đảng ta chủ trương thực hiện đường lối đổi mới đến nay, cùng với cả nước ngành công thương Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhiều công trình, nhà máy, xí nghiệp công nghiệp có quy mô công suất lớn, hiện đại được đầu tư và đưa vào hoạt động, đạt kết quả đáng kể như: Đường dây tải điện 500KV Bắc - Nam, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, nhà máy thủy điện sông Tranh, nhà máy nhiệt điện Quãng Ninh, Tổ hợp khí - điện - đạm Nam Côn Sơn - Cà Mau, Nhiệt điện Phả Lại, Thuỷ điện Hoà Bình, Trung tâm Điện lực Duyên Hải tỉnh Trà Vinh, khu dầu khí Vũng Tàu, các nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Hoàng thạch,… đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu điện, nguyên vật liệu cho sản xuất, chiến đấu và sinh hoạt của đất nước.

Riêng đối với Ngành Công thương tỉnh Trà Vinh, được thành lập từ khi tái lập tỉnh năm 1992, đến nay đã trãi qua 29 năm, mặc dù có xuất phát điểm thấp so bình quân cả nước, nhưng nhờ sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ Công thương, cùng với sự nổ lực phấn đấu không ngừng của toàn thể CBCCVC, lao động trong toàn ngành qua các thời kỳ, đã đưa ngành công thương tỉnh nhà không ngừng phát triển cả về lượng và chất, đã góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Cụ thể một số kết quả đạt được thời gian qua như sau: Năm 1992, ngành công nghiệp tỉnh chủ yếu là sản xuất tiểu thủ công nghiệp, với các ngành nghề truyền thống, sử dụng công nghệ lạc hậu, thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong nước; ngành thương mại chủ yếu là mua bán nhỏ lẻ, nơi giao thương chủ yếu là theo tập quán và tại các chợ truyền thống, đến cuối năm 2020 trên địa bàn tỉnh lĩnh vực sản xuất công nghiệp có 352 doanh nghiệp, 08 HTX, 10.353 cơ sở và hộ cá thể, với nhiều ngành nghề đa dạng như ngành sản xuất điện năng, mía đường, hóa chất, chế biến thủy hải sản, lương thực, thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ,... nhiều nhà máy đầu tư công nghệ, trang thiết bị hiện đại, sản xuất hàng hóa đáp ứng được thị trường xuất khẩu, đã góp phần giải quyết việc làm cho 55.336 lao động trong và ngoài tỉnh, đặc biệt tỉnh được đầu tư Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải, hàng năm sản xuất trên 20 tỷ kWh điện, góp phẩn đảm bảo nguồn điện phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt trong tỉnh và an ninh năng lượng quốc gia; Về thương mại: Hệ thống chợ, siêu thị được đầu tư mới, nâng cấp, cải tạo: Phát triển mới 02 Trung tâm thương mại (TTTM VinCom, TTTM và Siêu thị bán lẻ Trà Vinh), 07 siêu thị (02 siêu thị chuyên doanh và 05 siêu thị tổng hợp), 23 Cửa hàng tiện lợi; 04 máy bán hàng tự động; 03 kho và 304 cửa hàng bán lẻ xăng dầu; 01 trạm chiết nạp và 04 thương nhân phân phối khí dầu mỏ hoá lỏng; Xây dựng mới 06 chợ, nâng cấp cải tạo 31 chợ , chuyển đổi 15 chợ sang mô hình DN, HTX quản lý; Tổng số chợ được phân hạng là 116 chợ (02 chợ hạng I, 09 chợ hạng II, 105 chợ hạng III),… đã góp phần làm cho hệ thống phân phối của tỉnh cải thiện đáng kể.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu của ngành công thương: So với năm 1992, Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 đạt 37.678,76 tỷ đồng, tăng 139,5 lần; Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 33.566,38 tỷ đồng, tăng 47,82 lần, Tổng Kim ngạch xuất khẩu đạt 361,48 triệu USD, tăng 25,28 lần; Giai đoạn 2016-2020: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 19,67%; Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tăng bình quân 12,66%, kim ngạch xuất khẩu tăng 342,81 triệu USD so với giai đoạn trước; Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99,12% tổng số hộ dân toàn tỉnh (năm 1992: 7,14%).

Trong thời gian tới, để đưa ngành công thương của tỉnh phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, ngành công thương Trà Vinh tập trung phát triển công nghiệp, thương mại theo hướng:

- Lĩnh vực công nghiệp: Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành công nghiệp, tập trung phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Thực hiện có trọng tâm các chương trình, đề án khuyến công trong các lĩnh vực: Ứng dụng công nghệ sản xuất mới; nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm; đào tạo nâng cao tay nghề, năng lực quản lý cho các doanh nghiệp; Phát triển Công nghiệp năng lượng: Tập trung hỗ trợ các Nhà máy Nhiệt điện trong Trung tâm Điện lực Duyên Hải hoạt động ổn định, đảm bảo về môi trường; triển khai hoàn thành các dự án điện năng lượng tái tạo đã cấp giấy chứng nhận đầu tư, đưa tỉnh Trà Vinh trở thành trung tâm và ngành công nghiệp năng lượng một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh; Phát triển Công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản theo hướng gắn vùng sản xuất nguyên liệu với chế biến, liên kết sản xuất tận dụng phụ phẩm nông thuỷ sản. Nâng công suất, đổi mới công nghệ các nhà máy hiện có, xây dựng mới nhà máy chế biến với công nghệ tiên tiến, hiện đại, nhằm đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nội địa và xuất khẩu. Đa dạng hóa các sản phẩm chế biến, nhất là sản phẩm chế biến xuất khẩu, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong tỉnh. Nâng cao tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu và giảm dần các sản phẩm thô, để nâng cao giá trị các sản phẩm xuất khẩu. Ưu tiên kêu gọi đầu tư các nhà máy chế biến các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu nông, thủy sản thế mạnh của tỉnh như lúa gạo, trái cây, đậu phộng, thủy hải sản, rau quả, thịt gia súc, gia cầm,…; Phát triển mới khu công nghiệp, cụm công nghiệp, kêu gọi đầu tư phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp, tạo quỹ đất sạch thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh, nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân. Đẩy mạnh các hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, ứng dụng máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, phát triển nhãn hiệu, thương hiệu, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, phát triển các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngày càng nhiều sản phẩm đạt cấp tỉnh, khu vực và cấp quốc gia, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước; Ưu tiên kêu gọi đầu tư các dự án công nghiệp hỗ trợ tại các Khu kinh tế, các khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, tập trung phát triển lĩnh vực sản xuất phụ tùng linh kiện kim loại, điện, điện tử-tin học, cơ khí phục vụ ngành chế biến,...; Tập trung phát triển Công nghiệp cơ khí, điện tử, thiết bị điện:phục vụ các ngành, các lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế so sánh như: công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản và thực phẩm, đánh bắt thủy sản,.... Đa dạng hoá sản phẩm cơ khí phục vụ tiêu dùng và đời sống nhân dân; tập trung vào phục vụ dự án Trung tâm Điện lực Duyên Hải; Phát triển ngành cơ khí giao thông thuỷ, nâng cao năng lực cải tạo, sửa chữa, đóng mới phương tiện vận tải thuỷ. Trong đó, phát triển cơ khí đóng tàu cũng như dịch vụ sửa chữa cơ - điện phục vụ đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Trọng tâm là cơ khí sửa chữa tàu thuyền, máy thủy phục vụ vận tải và khai thác hải sản. Từng bước phát triển một số nhà máy đóng tàu cỡ nhỏ và vừa, tăng cường khả năng cơ khí dịch vụ tại chỗ cho thiết bị năng lượng, điện lực; Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Tập trung phát triển các loại vật liệu thay thế gỗ sử dụng cho đóng ghe, thuyền; gạch không nung, gạch Tuynen, sản xuất vật liệu xây dựng từ nguyên liệu tro, xỉ than của các nhà máy nhiệt điện Duyên Hải.

- Lĩnh vực thương mại: Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển các hình thức kinh doanh hiện đại, thông minh, trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh, doanh nghiệp tham gia thị trường, thực hiện tốt công tác bình ổn thị trường, phát triển thương mại tỉnh gắn chặt với sự phát triển thương mại chung trong Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, đẩy nhanh tiến trình hội nhập với kinh tế quốc tế. Phát triển ngành thương mại trên cơ sở khai thác những tiềm năng, lợi thế, thích ứng với yêu cầu phát triển. Từng bước đưa thành phố Trà Vinh, thị trấn Định An, thị xã Duyên Hải, Tiểu Cần trở thành các trung tâm trong hệ thống trung tâm thương mại dịch vụ, hệ thống phân phối rộng khắp nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hoá phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn tỉnh và khu vực; Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại theo hướng kết hợp giữa văn minh, hiện đại với giữ gìn bản sắc truyền thống, đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. Tăng cường kêu gọi đầu tư xây dựng hệ thống các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, phát triển chợ đầu mối nông thủy sản, đồng thời quan tâm đầu tư nâng cấp các chợ dân sinh đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân; Phát triển hệ thống kho và cửa hàng xăng dầu đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh; Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá các mặt hàng, từng bước chuyển đổi cơ cấu mặt hàng theo hướng tăng tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Đồng thời, quan tâm công tác phát triển thị trường nội địa, thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại để góp phần phát triển thị trường trong nước; Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, duy trì và phát triển sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh; Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tốt các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia ký kết (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt nam và Liên minh châu Âu (EVFTA),…. ) chủ động nghiên cứu về thị trường, định hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm; Về phát triển dịch vụ Logistics: Quan tâm phát triển xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông thủy bộ, các tuyến Quốc Lộ qua địa bàn tỉnh, phát triển các cảng sông, cảng biển, mở rộng, cải tạo hệ thống cảng hiện có để tạo điều kiện thu hút đầu tư và phục vụ phát triển dịch vụ logistics trong và ngoài nước, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hàng hải, thủy nội địa và đường bộ; Phát triển hệ thống kho bãi phục vụ lưu trữ, bốc xếp hàng hóa quy mô lớn và kết nối từ các vùng này đến trung tâm logistics và cảng biển, cảng hàng không trong khu vực; Hỗ trợ, tăng cường phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ, qua đó nâng cao năng lực, đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa thương mại; Thực hiện tốt hoạt động xúc đầu tư cho dịch vụ logistics như: Hỗ trợ doanh nghiệp mở văn phòng đại diện, lĩnh vực cung ứng dịch vụ, các doanh nghiệp nghiêcứu, phát triển công nghệ ứng dụng; cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp; nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ mới, tiên tiến trong hoạt động logistics nhằm đảm bảo khả năng truy xuất và giám sát hàng hóa trong toàn bộ quá trình cung ứng; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; quan tâm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành logistics, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi; Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu sản xuất của tỉnh gắn với phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics, đảm bảo phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Khuyến khích kêu gọi  doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cung cấp các dịch vụ logistics khép kín, nhằm rút ngắn thời gian, chi phí cho doanh nghiệp; Tăng cường liên kết hợp tác phát triển kinh tế - xã hội  với các tỉnh thành trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, trong đó chú trọng đến liên kết phát triển ngành logistics, giao thông, công nghiệp, thương mại trong khu vực; Đồng thời tăng cường quốc phòng, an ninh, đảm bảo an ninh biên giới biển, an toàn trật tự xã hội, tạo môi trường ổn định, vững mạnh về quốc phòng, an ninh để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ logistics.

- Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, nâng cao chỉ số PCI cấp tỉnh lĩnh vực ngành công thương: Đẩy mạnh áp dụng thanh toán trực tuyến trong các dịch vụ công trực tuyến, nhất là các thủ tục hành chính có liên quan đến ngành logistics để tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy dịch vụ logistics phát triển, như thủ tục hải quan, thuế,…; Tiếp tục thực hiện tốt Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 12/6/2020 của UBND tỉnh về việc khắc phục những hạn chế, yếu kém năm 2019 và nâng cao Chỉ số PCI năm 2020 và các năm tiếp theo; Quyết định số 2938/QĐ-UBND ngày 12/8/2020 của UBND tỉnh phê duyệt Quy chế phối hợp thực hiện Chỉ số thành phần Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Trong đó tập trung thực hiện nâng cao Chỉ số thành phần Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của Sở Công Thương (Dịch vụ tư vấn về pháp luật; Dịch vụ tìm kiếm thông tin thị trường; dịch vụ tìm kiếm đối tác kinh doanh; dịch vụ xúc tiến thương mại; dịch vụ liên quan tới công nghệ; dịch vụ đào tạo về kế toán và tài chính; dịch vụ đào tạo về quản trị kinh doanh; tổ chức cho doanh nghiệp tham gia các cuộc hội chợ thương mại).

  

Tin: Nguyễn Thị Mông Thu - Phó Giám đốc Sở Công thương

 

 

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 45
  • Trong tuần: 787
  • Tất cả: 2882794