Philippines công bố dự thảo Thông tư về Các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm đối với mặt hàng gạo

Theo Thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, Philippines công bố dự thảo Thông tư về Các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm đối với mặt hàng gạo (Công văn số 0711/XNK-NS ngày 08/7/2020), như sau:

1. Dự thảo Thông tư được xây dựng trên mục tiêu của Luật An toàn thực phẩm Philippines (FSA), bao gồm việc ban hành các chính sách và chương trình để giải quyết các mối nguy về an toàn thực phẩm và phát triển một bộ tiêu chuẩn và biện pháp quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) phù hợp.

2. Đối với gạo nhập khẩu, những quy định tại Dự thảo Thông tư sẽ được áp dụng đối với các mặt hàng với mã trong Danh mục thuế quan hài hòa ASEAN như sau: 1006.10, 1006.20, 1006.30.

3. Một số nội dung đáng chú ý:

a) Các yêu cầu về ATTP gạo: Dự thảo Thông tư nêu 04 quy định chính về an toàn thực phẩm đối với gạo bao gồm những tiêu chuẩn về hàm lượng kim loại nặng; dư lượng thuốc trừ sâu; các tạp chất; và các thông số về vi sinh.

b) Quy định bổ sung đối với Giấy phép kiểm dịch thông quan nhập khẩu (SPS-IC) đối với gạo

Theo Luật thuế hóa mặt hàng gạo có hiệu lực từ ngày 05/3/2019, tất cả các nhà nhập khẩu gạo phải có giấy phép thông quan SPS (Sanitary and Phytosanitary Import Clearance - SPS - IC) do Cục Thực vật Philippines (BPI) cấp trước khi nhập khẩu.

Theo Dự thảo Thông tư, để đăng ký SPS-IC, các nhà nhập khẩu phải nộp Chứng chỉ Phân tích (Certificate of Analysis - COA) từ một cơ quan có thẩm quyền hoặc một phòng thí nghiệm được công nhận của nước xuất khẩu, trong đó nêu rõ các chỉ số tương ứng của gạo đối với bốn yếu tố: (i) hàm lượng kim loại năng, (ii) dư lượng thuốc trừ sâu, (iii) các tạp chất, và (iv) các thông số vi sinh.

Chứng chỉ COA là một yêu cầu bổ sung bên cạnh những yêu cầu về kiểm dịch trước vận chuyển và yêu cầu SPS sau vận chuyển đối với gạo xay xát đã được quy định trước đó.

c) Các biện pháp ATTP khác:

- Tất cả các cơ sở lưu trữ, vận chuyển hoặc xử lý gạo như khi bãi cho gạo xay xát và cơ sở xay xát sẽ cần được cấp phép bởi BPI. BPI cũng có quyền kiểm tra các cơ sở trên bất cứ lúc nào để đảm bảo các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm được thực hiện đầy đủ.

- BPI sẽ tiến hành thanh tra, kiểm toán về các biện pháp quản lý ATTP tại các quốc gia xuất khẩu gạo được xác định trong Phụ lục 1 (bao gồm Việt Nam), để đánh giá ATTP gạo từ giai đoạn sản xuất cho đến khi xuất khẩu vào cảng Philippines./.

Tin: Mai Diễm Trinh - Phòng Quản lý Thương mại

 

 

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 56
  • Trong tuần: 1 574
  • Tất cả: 2882466